Cứ mỗi mùa mưa đến là người dân lại khổ sở chịu cảnh ngập và ngập, đặc biệt là đối với xe hơi, rõ là mưa không đến mặt, nắng chẳng tới đầu. Thế nhưng mỗi lần mưa ngập là các bác tài lại đau đầu, bởi vì xe khi đi vào vùng ngập thì có thể dẫn đến việc nước vào máy, ảnh hưởng đến hệ thống điện, bẩn nội thất,… tệ hơn nữa là hư hỏng động cơ khi xâm nhập buồng đốt, xảy ra hiện tượng nén nước hay còn gọi là thủy kích. Vậy làm sao để di chuyển an toàn trong vùng ngập mà không để lại hậu quả.
Thủy kích và cách xử lí khi gặp phải thủy kích
Hậu quả của xe bị ngập nước.
Làm gì khi đi vào vùng ngập nước
Trường hợp không thể tránh, phải lội nước, cần lưu ý như sau:
- Ước chừng độ sâu của vùng bị ngập nước, không vượt quá tâm bánh xe. Nếu ngập sâu thì nguy cơ bị thủy kích rất cao
- Tắt tất cả các phụ tải không cần thiết: điều hòa, hệ thống giải trí trên xe để giảm tải cho động cơ
- Đi số thấp ( số 1 hoăc 2 ) và đi đều ga, tránh tăng ga lấy đà.
Khi qua vùng ngập, nên chạy số 1, đi đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.
- Duy trì khoảng cách an toàn
Vẫn luôn duy trì khoảng cách an toàn với các xe phía trước, tránh trường hợp xe không hư vì ngập nhưng lại hư vì va chạm.
Nếu xe bị vào nước thì nên làm gì?
Lưu ý
Nên chọn đường khác hoặc chờ nước rút để giảm thiểu rủi ro.
Nên mua bảo hiểm thủy kích để hạn chế tối đa chi phí nếu có sự cố.
Đọc kĩ hướng dẫn để biết xe mình lội nước được bao nhiêu